Chi tiết tin - Sở Tài nguyên và Môi trường

Hưởng ứng giờ trái đất năm 2020: Cùng tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30 đến 21h30 ngày 28.3.2020 (Thứ bảy)

8:2, Thứ Sáu, 1-4-2022

 
 

Bằng cách:
▲SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HỢP LÝ VÀ BỀN VỮNG
▲KHÔNG SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT HOANG DÃ BẤT HỢP PHÁP
▲HẠN CHẾ SỬ DỤNG NHỰA DÙNG 1 LẦN

▲ Mỗi cá nhân đều có thể đóng góp tiếng nói và bản sắc của mình, trong hành trình chữa lành cho Trái đất.

   *) SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG THAY THẾ, TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ!
    Giảm thiểu và thay đổi cách sử dụng năng lượng là một trong các yếu tố quan trọng nhất cho vấn đề biến đổi khí hậu. Ngành năng lượng nắm chìa khoá chủ chốt để giải quyết vấn đề, bởi lượng phát thải của ngành chiếm 2/3 tổng lượng phát thải toàn cầu.
     Tiêu thụ năng lượng "XANH" bắt nguồn từ những việc rất nhỏ đời thường:
▲ SỬ DỤNG TIẾT KIỆM: Không dùng khi không cần thiết;  
▲ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ: Dùng các thiết bị ít tiêu hao năng lượng;
 ƯU TIÊN: Sử dụng năng lượng tái tạo.

 

 

    Với 70% các loại bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ động vật, việc tiêu thụ và mua bán động vật hoang dã trái pháp luật làm bùng phát các ổ dịch gây ra những mối hiểm nguy khôn lường với sức khỏe từng cá nhân và nhân loại.
 ▲ Mật gấu, ngà voi, vảy tê tê hay sừng tê giác KHÔNG HỀ có tác dụng chữa bệnh thần kỳ. Ngược lại, các loại đạm không tương thích với con người trong thịt và xương các loài hoang dã có thể gây dị ứng chết người.
   * Khả năng nhiễm bệnh và tạo ra các ổ dịch cao: như bệnh dại, các loại cúm gia cầm, dịch viêm đường hô hấp cấp. Thế giới đã chứng kiến rất nhiều đại dịch bắt nguồn từ các loài hoang dã (SARS, MERS, EBOLA, COVID- 19...), và có lẽ đây là thời điểm chúng ta phải thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên

   * KHÔNG SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT HOANG DÃ BẤT HỢP PHÁP, VÌ MỘT HỆ SINH THÁI KHỎE MẠNH!
   Mỗi năm, ước tính 8 triệu tấn nhựa bị đổ xuống đại dương, tương đương cứ mỗi phút lại có một xe đổ đầy rác nhựa xuống đại dương - theo ước tính của Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP).
   Nhựa là một phát kiến vĩ đại của nhân loại trong thế kỉ 20. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển của xã hội, sự lạm dụng nhựa một lần đang khiến Trái đất và Đại dương phải oằn mình chịu đựng những "kẻ ngoại lai" sống dai hàng ngàn tuổi.
   Rác thải nhựa ở đại dương gây hại cho hơn 800 loài sinh vật biển, trong đó có 15 loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Báo động hơn, là trong vòng 20 năm gần đây, sự phát triển của hạt vi nhựa, các mảnh nhựa nhỏ khiến các hạt nhựa càng dễ xâm nhập vào các loài sinh vật biển cũng như con người (tiến sĩ Alan Jamieson và nhóm của ông đã phát hiện ra rằng “Trên tổng số 90 cá thể giáp xác nhóm đã nghiên cứu, 65 cá thể tương ứng với hơn 72% có chứa ít nhất một vi hạt nhựa”)

 HẠN CHẾ NHỰA DÙNG 1 LẦN: Là giảm nguy cơ cho đại dương và trái đất!   
     HẠN CHẾ SỬ DỤNG NHỰA DÙNG 1 LẦN: Vì một hệ sinh thái khỏe mạnh!

                                                                                                                   Tin bài: Mạnh Cường (CCBĐ)

Các tin khác