Chi tiết tin - Sở Tài nguyên và Môi trường
- Trang chủ
-
Giới thiệu
-
Sơ đồ tổ chức
- Lãnh đạo sở
- Văn phòng
- Thanh tra
- Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh
- Chi cục Bảo vệ Môi trường
- Phòng Biển, hải đảo và KTTV
- Phòng Khoáng sản và Nước
- Phòng Đo đạc bản đồ và Viễn thám
- Phòng Quản lý đất đai
- Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường
- Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh
- Chức năng nhiệm vụ
- Quy chế ▼
- Lịch sử phát triển
-
Các phòng ban
- Văn phòng Sở
- Thanh tra Sở
- Phòng Quản lý đất đai
- Phòng Đo đạc Bản đồ và Viễn thám
- Phòng Khoáng sản và Nước
- Chi cục Bảo vệ Môi trường
- Chi cục Biển - Hải Đảo và Khí tượng Thủy văn
-
Các đơn vị sự nghiệp
- Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Quảng Trị
- Trung tâm Kỹ Thuật Tài nguyên và Môi trường
- Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường
- Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Quảng Trị
- Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
-
Sơ đồ tổ chức
- Tin tức hoạt động
- Thủ tục hành chính
- Tra cứu văn bản
- Hỏi đáp
- Liên hệ
Ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2021 có chủ đề “Chúng ta là một phần của giải pháp - Vì thiên nhiên”
Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5) được Liên hợp quốc lựa chọn và phát động trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học. Chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 là “Chúng ta là một phần của giải pháp - Vì thiên nhiên” (We're part of the solution - For Nature). Thông điệp nhằm kêu gọi con người sống hài hoà với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên đối với các vấn đề toàn cầu về khí hậu, an ninh lương thực và nguồn nước, sinh kế bền vững cho người dân.
Đa dạng sinh học và hệ sinh thái cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là các dịch vụ điều tiết và hỗ trợ, giúp con người thích ứng với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai. Ví dụ, các rạn san hô và thảm thực vật ven biển hỗ trợ chắn sóng và bảo vệ bờ biển. Các vùng đất ngập nước điều tiết dòng chảy lũ, rừng và cây rừng ổn định trầm tích, bảo vệ khỏi sạt lở đất. Các hệ sinh thái cũng kéo dài tuổi thọ của cơ sở hạ tầng, do đó tiết kiệm chi phí đầu tư của Chính phủ.
Mặc dù vậy, đa dạng sinh học trên toàn cầu đang bị suy thoái với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người (IBPES, 2019). Tình trạng này đe doạ đến tiến trình phát triển bền vững của nhân loại. Chính vì thế, Liên hợp quốc kêu gọi áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên nhằm thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học, sống hài hoà với thiên nhiên nhằm đóng góp chung vào nỗ lực toàn cầu trong bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Tiếp theo chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2020 kêu gọi con người sống hài hòa với thiên nhiên; chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 là “Chúng ta là một phần của giải pháp - Vì thiên nhiên” nhấn mạnh rằng để sống hài hòa với thiên nhiên, để bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ thiên nhiên có rất nhiều giải pháp và con người là một mảnh ghép quan trọng trong các giải pháp này. Các giải pháp của con người dựa vào thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học là chìa khóa để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tăng khả năng phục hồi và thích ứng ở một số khu vực quan trọng, bao gồm bảo tồn và phục hồi rừng và các hệ sinh thái trên cạn; bảo tồn và phục hồi tài nguyên nước ngọt cũng như hệ sinh thái biển và đại dương, hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bền vững. Công ước Đa dạng sinh học cũng nhấn mạnh con người là một phần của thiên nhiên chứ không tách rời khỏi thiên nhiên.
Các giải pháp dựa trên thiên nhiên là một thuật ngữ có thể được sử dụng để mô tả các phương pháp tiếp cận hiện đại đối với các vấn đề môi trường, như lũ lụt, khan hiếm nước hoặc xói mòn đất, bằng cách khai thác vốn tự nhiên. Trong khi phương pháp truyền thống trong phát triển cơ sở hạ tầng xây dựng là “xám” thì các giải pháp dựa vào tự nhiên bao gồm cơ sở hạ tầng hoàn toàn tự nhiên là “xanh” hoặc kết hợp, chính là các cơ sở hạ tầng dựa vào thiên nhiên.
Các giải pháp dựa trên thiên nhiên giải phóng việc xây dựng các công trình biển, hồ chứa, đập và hệ thống thoát nước mà cách tiếp cận cơ sở hạ tầng “xám” sẽ gặp phải một số rủi ro về biến đổi khí hậu. Thay vào đó, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể bao gồm khôi phục và bảo tồn các rạn san hô và vành đai rừng ngập mặn để tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ven biển và nước biển dâng, đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên giúp tiêu tán năng lượng sóng; thảm thực vật để giảm nguy cơ sạt lở và tạo ra các vành đai xanh để giúp bổ sung nước ngầm ở những khu vực phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước. Một số hành động khuyến cáo cho việc áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên chính là tiếp cận hệ sinh thái để giải quyết đồng thời mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và suy thoái đất; cân nhắc vấn đề đa dạng sinh học trong phát triển các ngành kinh tế.
Bài tổng hợp: Đặng Thanh Luận (Chi cục BVMT)
- Quảng Trị hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2021 (30/03/2022)
- Dự án CapaViet2 mời tham gia khóa học trực tuyến “Đăng ký các khu vực ô nhiễm tại Việt Nam” (30/03/2022)
- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường (30/03/2022)
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức buổi kiểm tra, thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Kho cảng xăng dầu Hải Hà - Quảng Trị tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (30/03/2022)
- Hội nghị Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020 nhằm đánh giá tổng thể, toàn diện các vấn đề môi trường, những thách thức, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường và đề ra được những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho công tác quản lý môi trường những năm tiếp theo (30/03/2022)
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị nghiệm thu “Kết quả quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Trị năm 2020” (01/04/2022)
- Tập huấn nghiệp vụ quản lý môi trường dành cho cán bộ địa chính môi trường xã, phường, thị trấn năm 2020 (01/04/2022)
- Tổ chức Khóa đào tạo về nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2020 (01/04/2022)
- Hội nghị tập huấn phổ biến các văn bản thi hành pháp luật bảo vệ môi trường (01/04/2022)
- Tăng cường xử lý và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do mưa lũ gây ra (01/04/2022)
+ Cố định: 0233 3854 382
+ Di động: 0845414567
+ Email: ccbvmoitruong@quangtri.gov.vn
- Công khai về vi phạm pháp luật và kết quả xử lý vi phạm hành chính
- Công khai về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phản ánh
- Công khai về công tác Thanh tra, Kiểm tra
- Dự án - Đề tài khoa học
- Danh mục dữ liệu
- Thông tin quan trắc môi trường
- Công bố thông tin về lĩnh vực khoáng sản
- Tuyên truyền pháp luật
- Công bố thông tin đất đai
- Thống kê kiểm kê đất đai
- Quy hoạch - Kế hoạch
- Bảng giá đất tỉnh Quảng Trị
- Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
- Lấy ý kiến Luật địa chất và Khoáng sản
- Công tác cán bộ
- Công bố các bộ thủ tục hành chính
- Văn bản dự thảo
- Công khai về tài liệu kiểm chứng - Chấm điểm phòng chống tham nhũng năm 2019
- Công khai về tài liệu kiểm chứng - Chấm điểm phòng chống tham nhũng năm 2021
- Công khai về tài liệu kiểm chứng - Chấm điểm phòng chống tham nhũng năm 2022
- Công khai tài chính
- Công bố cơ chế tiếp nhận và thông báo kết quả giải quyết tranh chấp khiếu nại của Dự án VILG
- Tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường